Thái Bình Lâu – nơi nghỉ ngơi của vua chúa

20:06 Unknown 0 Comments

Di tích Cố đô Huế, được xây dựng từ năm 1887 dưới thời Vua Đồng Khánh và được tôn tạo chỉnh trang từ năm 1919 đến 1921 dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh. 



Thái Bình lâu là một kiến trúc độc đáo gồm 2 công trình: Tiền Doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men. Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly.



Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình lâu còn đặc sắc với nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền Mỹ thuật Việt Nam.




Ngoài ra, các hạng mục liên quan như phục hồi, tu bổ, gia cường hệ khung gỗ, hệ mái, hệ thống chiếu sáng, cảnh quan sân vườn đã được tu bổ theo đúng các nguyên tắc của công tác bảo tồn, tu bổ di tích”.

0 nhận xét:

Cơm rượu Huế

22:27 Unknown 0 Comments

Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình Huế tự chế biến trong bữa ăn.

Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo.
Sau đó đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút. Hấp nếp lần hai đến độ chín hoàn toàn.




Tiếp theo cần giã men thật mịn và rắc đều bột men lên mặt xôi. Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt xôi thành viên cạnh 2,5 cm. Rắc tiếp men lên đều mặt còn lại của viên xôi. Lấy lá chuối cuộn từng viên xôi. Dùng một cái phên đan gác trên một thau hứng. Sắp những viên xôi lên lòng phên. Dùng lá chuối bọc kín xửng, đem ủ nơi nhiệt ấm.

Cùng đi du lịch Huế và khám phá nhiều đặc sản vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.


0 nhận xét: