Tham quan Dinh Cậu Phú Quốc


Phú Quốc hiện nay có rất nhiều điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong đó có danh lam thắng cảnh Dinh Cậu. Danh thắng Dinh Cậu nằm ở thị trấn Dương Đông, là trung tâm của huyện đảo và được xem là một trong những điểm đến khá lý tưởng cho những chuyến đi du lịch của bạn cùng gia đình.

Dinh Cậu nằm ngay tại cửa sông Dương Đông. Hơn nữa ở nơi đây còn có miếu thờ cậu là một trong các công trình kiến trúc cổ độc đáo, nơi đây đã trở thành nơi để giao lưu văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương và các du khách đến từ khắp nơi.


Dinh Cậu là một miếu cổ đơn sơ còn kiến trúc hiện có bây giờ là đã trải qua nhiều cách tân trong vài năm trở lại đây. Với tên gọi như vậy nhưng người dân trên đảo vẫn hay gọi đây là ngôi miếu Long Vương. Vào khoảng thế kỷ 17, theo tương truyền, rất nhiều người dân ra khơi chẳng may gặp sóng giữ đã mãi mãi không trở về. Không lâu sau, họ thấy có một mỏm đá dần dần nổi lên ngay nơi cửa biển, người dân đã cho là núi thiêng nên đã lập miếu thờ để cầu mong thần linh có thể che chở mọi tai ương nơi biển cả mang tới.

Nơi đây được tạo hóa ban tặng một vẻ đẹp huyền bí, gần gũi mà lại rất mộc mạc và vô cùng ấn tượng. Dinh Cậu luôn hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, núi không cao nhưng lại tạo cho người ta cái cảm giác hiểm trở và hùng vĩ, từng phiến đá xếp chồng lên nhau cứ như có sự sắp đặt bởi đôi bàn tay của một nghệ nhân nào đó.



Nếu có cơ hội du lịch Phú Quốc, bạn đừng quên đến với Dinh Cậu để có thể ngắm nhìn không gian vùng biển, vùng trời. Đặc biệt hơn khi hoàng hôn buông xuống du khách sẽ được thả hồn theo không gian cũng như cảnh đẹp nơi đây với nhiều cảm xúc vô cùng thú vị.

Du lịch khám phá đỉnh Hàm Rồng Quy Nhơn

Đến với thành phố Quy Nhơn du khách sẽ được khám phá nhiều điểm đến thú vị. Đặc biệt hơn nữa khi tới đây đây khách sẽ được biết đến đỉnh Hàm Rồng.

Khi tới thôn Long Thành xã Phước Mỹ men theo những con đường quanh co, chạy qua những khu rừng bạch đàn và keo lá tram khoảng 1,6km, du khách sẽ đến được bờ tràn của hồ Long Mỹ.


Tiếp theo bạn men theo bờ tràn của đập khoảng vài trăm m nữa bạn sẽ bất ngờ và ngỡ nàng trước con suối Ngang được hình thành từ nước chảy từ đỉnh núi Hàm Rồng và chảy xuống hồ Long Mỹ. Dưới lòng suối có những phiến đá với nhiều hình thù khác nhau.

Những tiéng róc rách của nước cùng với âm thanh, tiếng gió rít và bạn sẽ cảm nhận được sự chinh phục đôi với những bí mật có thể khám phá còn năù sau những tảng đá khổng lồ kia đã dẫn bạn đến lưng chừng núi từ lúc nào cũng không biết.


Đến đây bạn sẽ có cơ hội để tắm nước của “Giếng Tiên”, đó là dòng nước trong mát, chảy quanh năm không khô cạn. Sau khi leo núi mẹt mỏi mà được tắm nước Giếng Tiên thì thật sảng khoái biết bao.


Càng lên cao, bạn sẽ càng được thấy nhiều thác đẹp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên muốn chinh phục đỉnh núi này, bạn cần có sự chuẩn bị kĩ càng hơn cho đội chân của mình. Đỉnh Sương Mù (đỉnh Hàm Rồng) còn có một loại chè đặc biệt gọi là chè Tiên, người dân thường lên núi hái về thái nhỏ phơi khô để dùng. Chè có vị ngọt, chát ở đầu lưỡi và đặc biệt còn chữa được bệnh đường ruột.

Cua Huỳnh Đế Quy Nhơn

Đến du lịch Quy Nhơn bạn sẽ có cơ hội được biết đến món cua Huỳnh Đế hay còn gọi là cua Hoàng Đế. Loài cua này thường xuất hiện nhiều ở các vùng nước sạch, đáy cát vàng và có nguồn nước trong xanh như ở biển Quy Nhơn.


Loài cua này có giá trị kinh tế cao và được sử dụng để chế biến thành các món ăn đặc sản. Với cái tên cua Hoàng Đế được tương truyền khi xưa khi vua đi du ngoạn ở vùng biển thấy ngư dân đánh bắt được một loài cua lạ, có hình dáng bên ngoài như loài rùa biển. Khi vua ăn thử thấy vị thơm thơm ngon ngon và cực kỳ có chất dinh dưỡng. Vì vậy, vua hạ lệnh khi nà đánh bắt được loài cua này thì mang dâng hoàng cung, kể từ đó loài cua này có tên gọi là cua Hoàng Đế hay gọi tránh đi là cua Huỳnh Đế.


Cua Huỳnh Đế có thể dùng để chế biến thành các món có hương vị khác nhau như sốt me, rang muối, đem hấp hoặc nướng. Nhưng đơn gian nhất vẫn là hấp với tiêu ớt xanh hoặc là lóc lấy phần thịt mang rang lên rồi sau đó đem nấu với cháo vẫn là thơm ngon và hấp dẫn nhất.

Hầu hết các nhà hàng ở Quy Nhơn đều có món ăn đặc sản là cua Huỳnh, còn điều gì hấp dẫn hơn khi vừa thưởng thức cua Huỳnh Đế vừa ngắm biển cùng nghe tiếng vỗ rì rào của những con sóng nhỏ.


Độc đáo với mắm nhum Mỹ An Quy Nhơn

Với cái tên nghe đã rất lạ và độc đáo đối với du khách tới du lịch Quy Nhơn Bình Định. Chắc hẳn không ít người tò mò ngay từ khi nghe thấy cái tên mắm nhum. Mắm nhum không phải là loại mắm phổ biến như các loại mắm khác nên không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được.


Đây là loại động vật thuộc loại nhuyễn thể, họ hàng với trai, sò, sống ở các gành đá ven biển và lẫn ở trong rong rêu. Nhum có rất nhiều loại, loại để làm mắm phải là nhum ta màu đen. Cắt bỏ qua những chiếc gai nhọn xung quanh con nhum sau đó khoét 1 lỗ nhỏ ngay miệng nhum, vậy là thịt nhum đã lộ ngay trước mắt.

Quý khách có thể quan tâm tới lịch trình tour du lịch Hà Nội Quy Nhơn của D&T Travel

Tiếp đó bằng sự khéo léo của mình, bạn lấy thịt nhum cho vào chum sành, sau đó rắc một ít muối hạt lên trên rồi mang vùi vào bếp tro hay rang nắng từ 10 – 15 ngày. Khi đó mắm nhum nhuyễn tan, hơi sền sệt màu đỏ đục, mùi thơm nức.



Ăn gì dùng mới mắm nhum cũng đều ngon hết. Nhưng đặc biệt hơn người dân nơi đây thích nhất dùng mắm nhum để ăn bún tươi hay chấm rau sống với thịt heo cùng bánh tráng. Mùi vị vừa đậm đà lại cực kỳ cuốn hút, đảm bảo khi ăn món này thực khách sẽ cực kỳ vừa lòng và không thể quên đi hương vị ngon đặc biệt của nó.

Tham khảo: Mẫu thiết kế nhà gỗ chàng sơn

Chùa Long Khánh – điểm du lịch tâm linh ở Quy Nhơn

Nếu bạn muốn tìm đến điểm du lịch tâm linh tại Quy Nhơn thì hãy đến với chùa Long Khánh, ngôi chùa lớn ở thành phố Quy Nhơn. Theo sử sách ghi chép thì chùa Long Khánh nằm ở về phía Tây của biển Thị Nại do hòa thượng Nguyễn Trinh Tường từ đời Gia Long thứ 6. Hiện nay, khuân viên chùa thuộc phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn.

Chùa Long Khánh là một trong những chùa lớn nhất Bình Định, tọa lạc ở trung tâm thành phố. Đây là diễn ra lễ bái tăng ni phật tử là đây luôn là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách gần xa khi đến với thành phố biển Quy Nhơn.


Chùa được kiến trúc theo hình chữ “khẩu” gồm thượng điện và hậu điện. Thượng điện thờ Phật A di đà và quan âm chuẩn đề, còn hậu điện thờ Phật tổ Thích ca Mâu Ni.
Tuy nhiên theo các nguồn tài liệu Phật giáo thì người khởi dựng ra ngôi chùa này là thiền sư Đức Sơn. Thần vị của hòa thượng này hiện được thờ tại Tổ đình.

Cũng theo các tài liệu Phật giáo, thiền sư Đức Sơn đến lập ra ngôi Tổ đình Long khánh của dòng Lâm Tế, vùng đất này còn mang địa danh Quy Ninh. Đối chiếu với lịch sử, địa danh này tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1651 đến năm 1742. Trong chùa, ngoài quả chuông, còn có một hiện vật cổ được các sư tăng cho là bảo vật của chùa.


Như ghi chép, Hòa thượng Đức Sơn đến Quy Ninh trong thời gian từ 1651 đến 1742. Trong khoảng thời gian này chỉ có một năm Ất Mùi là năm 1715. Như vậy, chùa Long Khánh được xây dựng muộn nhất là năm 1715, thời điển Hòa thượng Đức Sơn cho đúc chiếc khánh, chứ không phải năm 1807 như Đại Nam Nhất Thống chí và các tài liệu gần đây xác định. Hòa thượng Nguyễn Trinh Tường không phải là người kiến lập chùa mà chỉ là người có công tôn tạo chùa và đúc quả chuông vào năm 1805.

Trải qua cùng năm tháng cùng nhiều lần trùng tu, tân trang lại nhưng chùa Long Khánh vẫn luôn là một di tích lịch sử văn hóa có giá trị lớn. Đây là một trong 2 ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình Định. Những du khách tới đây luôn có cảm giác tĩnh mịch, yên bình và tôn kính.

Thái Bình Lâu – nơi nghỉ ngơi của vua chúa

Di tích Cố đô Huế, được xây dựng từ năm 1887 dưới thời Vua Đồng Khánh và được tôn tạo chỉnh trang từ năm 1919 đến 1921 dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh. 



Thái Bình lâu là một kiến trúc độc đáo gồm 2 công trình: Tiền Doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men. Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly.



Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình lâu còn đặc sắc với nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền Mỹ thuật Việt Nam.




Ngoài ra, các hạng mục liên quan như phục hồi, tu bổ, gia cường hệ khung gỗ, hệ mái, hệ thống chiếu sáng, cảnh quan sân vườn đã được tu bổ theo đúng các nguyên tắc của công tác bảo tồn, tu bổ di tích”.

Cơm rượu Huế

Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình Huế tự chế biến trong bữa ăn.

Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo.
Sau đó đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút. Hấp nếp lần hai đến độ chín hoàn toàn.




Tiếp theo cần giã men thật mịn và rắc đều bột men lên mặt xôi. Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt xôi thành viên cạnh 2,5 cm. Rắc tiếp men lên đều mặt còn lại của viên xôi. Lấy lá chuối cuộn từng viên xôi. Dùng một cái phên đan gác trên một thau hứng. Sắp những viên xôi lên lòng phên. Dùng lá chuối bọc kín xửng, đem ủ nơi nhiệt ấm.

Cùng đi du lịch Huế và khám phá nhiều đặc sản vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.